Trước sự biến đổi khí hậu El Nino thời tiết ngày càng khô hạn nắng nóng, tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng .Vừa qua ngày 13/12/2016 tại sở khoa học công nghệ tỉnh Bình Thuận đã diễn ra chương trình Hội Thảo Tiết Kiệm Nước cho Cây ăn Quả.
Hội thảo công nghệ tưới tiết kiệm cho cây ăn quả do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh vừa tổ chức đã thu hút hơn 50 đại biểu là chủ doanh nghiệp, trang trại thanh long, các sở ngành đến tham dự.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Văn Tuyền, Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp & PTNT) cho biết: Toàn tỉnh hiện có 78 hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng tổng năng lực tưới thực tế cho 48.706 ha, chưa bao phủ rộng khắp diện tích cây trồng toàn tỉnh. Trong khi địa phương là tỉnh khô hạn, chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề, hạn hán gay gắt; cần ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nguồn nước cho cây trồng trên cạn phù hợp điều kiện của tỉnh, nhất là với diện tích thanh long rộng lớn.
Hội thảo diễn ra với mục đích tìm được hướng tưới tiết kiệm nước và mang lại hiệu quả cho cây trồng, điển hình là cây thanh long trên địa bàn tỉnh. Mở đầu chương trình hội thảo là ban lãnh đạo sở giới thiệu và khái quát thực trạng về hệ thống sông ngòi, hồ chứa... trên địa bàn tỉnh. Đề cấp đến các vấn đề mà tỉnh đang gặp phải, đặc biệt là tìm giải pháp tưới tiết kiệm cho cây ăn quả.
Mở đầu hội thảo là Nhà sáng Chế Anh Tuấn Loan hay còn gọi là (anh Hai) lên trình bày về hệ thống tưới của mình. Anh Tuấn Loan đã phát Minh ra rất nhiều sản phẩm đáng chú ý, điển hình là hệ thống tưới anh tâm đắc nhất là hệ thống vừa tưới nhỏ giọt cho cây thanh long vừa tưới phun mưa cho cây thanh long.
Với hệ thống này anh có thể rửa lá, rửa trái giúp cây quang hợp tốt hơn. Nhưng vẫn còn nhược điểm là kiểm soát van khu vực nhiều, anh đang còn nghiên cứu cải tiến tiếp để hoàn thiện hơn, đáp ứng phù hợp với bà con nông dân hơn.
Tiếp theo là Anh Cường chuyên làm hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ israel, anh đã theo đuổi 8 năm trong nghề tưới nhỏ giọt đặc biệt với cây thanh long.
Anh mô tả một hệ thống tưới nhỏ giọt bắt buộc phải có những thiết bị gì:
1, Xây dựng bể chứa nước để xử lý nước ( anh đã đề cập đến việc trải bạt lót bể để tranh rong rêu mọc và bốc thoát hơi nước).
2, Một máy bơm cấp nước. ( tùy theo diện tích tưới chọn công suất bơm phù hợp)
3, Lắp bộ châm phân tự động hay còn gọi là venturi hút phân.
4, Lắp bộ lọc nước, lọc cặn bã, rác... ( tùy theo công suất bơm chọn cỡ lọc phù hợp)
5, Lắp đồng hồ đo áp để theo dõi kiểm tra hoạt động toàn bộ hệ thống và kiểm tra hoạt động của lọc.
6, Lắp đặt hệ thống đường ống cái dẫn nước PVC chạy theo biên hoặc giữa khu tưới.
7, Xây dựng hệ thống ống nhánh thường là ống LDPE 16mm or LDPE 20mm đi theo các hàng cây hoặc đi giữa luống cây.
8, Sử dụng dây nhỏ giọt cuốn quanh gốc 6mm. Đối với cây thanh long Anh Cường khuyến khích bà con nên dùng dây có loại khoảng cách 22cm.
=> Giải pháp này tiết kiệm nước, điện, chi phí nhân công, cho năng suất cao.
Phát biểu cuối hội thảo, ông Lương Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh cho rằng, việc nghiên cứu để ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên các loại cây trồng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để áp dụng rộng rãi cần xây dựng các mô hình trình diễn, tập trung tuyên truyền để đông đảo hộ nông dân biết, kèm theo đó là các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư triển khai rộng rãi công nghệ này.
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!