Tưới tiêu nước cho cây chè

Hiện nay, việc tiêu thụ chè ngày càng được phát triển rộng rãi, việc trồng chè bây giờ cũng đang gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, sự biến đổi của khí hậu cũng làm sự phát triển của cây chè. Nhiều khu vực, đặc biệt là những vùng cao hoặc trung du đang gặp phải tình trạng chè hạn hán, thiếu nước trầm trọng. Chính vì thế, tưới nông nghiệp vn xin chia sẻ cùng quý bà con 10 yếu tố quan trọng trong việc trồng chè:

Tưới tiêu nước cho cây chè

tưới tiêu nước cho cây chè

1.Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây chè

1.1 Nhiệt độ

     Đối với mỗi loại cây khác nhau thì có những yêu cầu về nhiệt độ khác nhau. Ở chè thì yêu cầu tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 40000C, khi đó nhiệt độ trung bình phù hợp cho 1 năm ở chè là 18-23 độ, tùy thuộc vào giống khác nhau mà nhiệt độ thích hợp khác nhau, ví như chè San (núi):15-200C,chè trung du và các giống chè khác trồng ở vùng trung du và các vùng có khí hậu tương tự:15-200C.

     Nhiệt độ tối cao 320C (chè San) và 350C (chè trung du), nếu nhiệt độ cao hơn 350C sẽ làm giảm chất lượng của chè. Nhiệt độ ban tối thấp -50C( đối với chè san) và 00C ( đối với chè trung du). Trong trường hợp nếu có mưa (hoặc tưới phun mưatưới nhỏ giọt) thì chè có thể chịu được nhiệt độ cao hơn do nắng gắt.

     Cảnh báo trong phạm vi nhiệt độ 10-120C chè sẽ ngừng phát triển và sinh trưởng, đặc biệt trong phạm vi nhiệt độ 20-300C, cây chè sinh trưởng rất mạnh, ra nhiều búp với hàm lường tananh cao, chất lượng chè đạt mức độ tốt. Độ cao và vĩ độ kết hợp với nhau tạo ra nhiệt độ thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

1.2 Ánh sáng

     Chè là một loại cây công nghiệp ưa sáng. Chính vì vậy mà chè luôn cần phải có bóng mát che chắn ở những khu vực thường xuyên có nắng gắt chiếu vào, nhất là ở thời kì cây non, trong trường hợp được tưới nước thì không cần bóng mát. Ví dụ như ở chè San trồng trên núi mát dịu và râm thì không cần bóng mát, còn trồng ở dưới núi thì rất nắng và thấp, khi đó bắt buộc phải có cây bóng mát che chắn hoặc phải tưới nước đầy đủ cho cây.  Chè thích hợp nhất với ánh sáng tán xạ. Khi được che chắn hoặc được tưới nước đầy dủ thì lá chè xanh đậm, lòng dài, búp non... đồng thời hàm lượng các vật chất có đạm trong búp tăng ( cafein, protit..), còn các chất không có đạm giảm (gluxit, tanin..) nếu đem chè chế biến chè xanh thì chất lượng kém, và ngược lại nếu chế biến chè đen thì chất lượng lại khá tốt.

1.3 Lượng mưa

     Lượng mưa tối thiểu hằng năm cho chè là 1000mm, hàng tháng là 50mm. Hàng năm phải có 1-2 tháng khô hanh cây chè tạm ngưng sinh trưởng và đây chính là thời kì đốn chè.Trong trường hợp có tháng tưới mưa dưới 100mm thì cần phải bổ sung lượng nước cần cho cây bằng hình thức tưới phun mưa hoặc tưới nhỏ giọt trải luống chè thường xuyên và phải có ủ gốc, giữ ẩm thì cây chè mới sinh trưởng đều đặn và cho năn suất thu hoạch cao.

1.4 Độ ẩm không khí

     Độ ẩm và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng giúp lá chè tích lũy được nhiều chất hòa tan và tanin, nâng cao được chất lượng của chè.

     Độ ẩm không khí thích hợp với chè là 85-95%, độ ẩm không khí dưới 70% sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng năng suất của chè.

     Ở những vùng có nắng nóng khô hạn cần phải có đai rừng chắn gió hoặc hàng cây phòng hộ (do hạn không khí và gió tây nam khô nóng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, giảm năng suất, chè đen đem chế biến cũng khó lên men tốt). Trong trường hợp có điều kiện thì nên có tủ đất hoặc tưới nước đầy đủ cho chè.

2.Yêu cầu về đất và địa hình.

2.1 Yêu cầu về đất.

     Đất trồng chè thích hợp nhất là đất nhiều mùn, tơi xốp có tầng canh tác dày giữ ẩm và thoát nước có phản ứng chua, đát phù sa cổ, đất đỏ bazan, đất phiến sạch, sa thạch. pH 4-8 và tốt nhất là 5-5,5. Ph > 6 hoàn toàn không thích hợp với cây chè (đặc biệt là nơi đất cát có độ hoãn xung cao). Nhìn chung tính chất đất đai ảnh hưởng rất nhiều đến tốc dộ sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của chè.

     Độ sâu tầng canh tác trên 60 cm. Tầng nước ngầm ở sâu trên 1m (trong mùa mưa lớn).

     Hàm lượng mùn trên 2%, N tổng số trên 0,2%, Kali dễ tiêu 10-15mg/100g đất, P2O5: 30-32Mg/100g đất và có đầy đủ nhân tố vi lượng như Mg, Mn, Al, Zn...

2.2 Địa hình

     Độ cao trồng chè càng tăng thì thì phẩm chất chè càng tốt: hàm lượng tananh và dầu thơm cao chính vì vậy mà địa hình cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cây chè. Độ dốc thích hợp 8-100 và tối đa không quá 250 và dốc thoải, dốc cục bộ có thể lên đến 300

      Trồng chè ở sườn dốc phía nam thì hàm lượng tanin và chất hòa tan được tích lũy hơn là ở hướng bắc, đông và tây.

     Vĩ độ địa lí cũng có ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng chè, ở những vùng có vĩ độ cao thì lượng mưa và nhiệt độ ánh sáng chiếu làm cho hàm lượng tananh thấp, thời gian thu hoạch chè ngắn, năng suất thấp.

2.3 Không khí và gió

     Không khí là một yếu tố vô cùng cần thiết của cây, hàm lượng C02 trong khí quyển là cực kì thấp, chỉ khoảng 0,03% song chỉ cần một biến động nhỏ thôi cũng làm ảnh hưởng đến sự quang hợp. Chè là một cây ưa bóng râm, cường độ quang hợp cũng thay đổi theo hàm lượng C02 có trong không khí.

     Không khí lưu thông tạo thành gió, gió nhẹ và có mưa có lợi cho sự sinh trưởng của cây chè vì nó có tác dụng điều hòa cân bằng bước ở cây. Ở những nơi có độ ẩm không khí quá cao, cây thoát hơi nước khó, gió nhẹ sẽ làm cho nước dễ dàng thoát hơi, nước và chất dinh dưỡng tiếp tục được chuyển lên trên. Mặt khác gió nhẹ sẽ làm cho C02 phân bố đều, rất có lợi cho quang hợp.

     Trong trường hợp gió to sẽ gay bất lợi cho cây chè, vì gió không những làm cho cây bị tổn thương cơ giới mà còn phá vỡ cân bằng cơ giớ của cây. Cường độ thoát hơi nước lớn, nước trong đất không cung cấp đủ làm cây bị thiếu nước dẫn tới bị héo. Mặt khác gió to làm lỗ khí đóng lại, không thể tiến hành quá trình quang hợp. Mùa đông nhiệt độ thấp trời hanh khô nếu có gió to, chè sẽ bị hại nhiều vì rét. Chính vì vậy, để giảm độ hại của gió, người ta áp dụng các phương pháp như chọn đất nơi kín gió, trồng rừng hoặc vành đai phòng hộ. Nên chọn giống chè thấp cây và phân bố khoảng cách trồng hợp lí.

2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè

     Cây chè có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng rất tốt, kể cả khi tạm ngưng sinh trưởng nó cũng có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, Chính vì vậy, để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt cũng như đạt chất lượng cao cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sống của cây.

     Ở chè có 2 quá trình song song tồn tại, cũng là 2 quá trình mâu thuẫn và tranh chấp dinh dưỡng với nhau đó là: quá trình sinh trưởng dinh dưỡngquá trình sinh thực. Vì vậy ở cây chè thu hoạch búp, muốn cho chè có sản lượng búp cao thì phải sử dụng phân bón hợp lí để hạn chế sinh trưởng sinh thực và ngược lại đối với chè không thu hoạch búp mà chỉ thu hoạch quả giống thì hạn chế sinh trưởng dinh dưỡng.

      Ở loại chè thu hoạch búp và lá non, mỗi năm cho 50-100 tạ búp/1ha hoặc cao hơn. Để đạt được sản lượng cao 7500 kg/ha thì cây chè đã lấy đi trong đất 1 nguồn dinh dưỡng đó là: N:375kg; P2O5: 75kg; K2O: 112-150kg. Trong khi người ta đã phân tích hàm lượng N,P,K có trong búp và lá chè là: N: 3,4-3,9%; P: 0,4-0,9%; K: 1,3-1,7%. Qua phân tích trên ta thấy chè đã lấy đi 1 hàm lượng chất dinh dưỡng lớn trong đất, hơn nữa 1 lượng dinh dưỡng trong đất đã bị hao mất trong quấ trình rửa trôi xói mòn. Chính vì thế việc bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên và đầy đủ cho cây chè là vô cùng cần thiết để cây có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.

     Kali: Nhu cầu cần Kali trong cây chè khá nhiều, ở những nơi thiếu Kali khi được cung cấp đầy đủ Kali cây có tác dụng rõ rệt: tăng tính chống chịu của cây đồng thời tăng năng suất và phẩm chất chè. Tùy thuộc vào các thời kì khác nhau của cây mà lượng Kali cần bón cho cây cũng khác nhau.

     Đạm: Đạm rất quan trọng cho sự phát triển và tăng năng suất cho cây chè, tuy nhiên nên cung cấp vừa phải cho cây, nếu như cung cấp quá hàm lượng đạm cần thiết thì sẽ làm hàm lượng nước trong búp tăng lên quá cao, làm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất chè.

     Lân: Có tác dụng tạo cho bộ rễ phát triển tốt, năng cao phẩm chất cây đồng thời có hiệu lực lâu dài với việc tăng năng suất búp. Phân lân thường được bón thích hợp với phân hữu cơ.

     Phân hữu cơ: Là loại phân rất tốt cho cây, vừa làm tăng năng suất và chất lượng búp mà còn làm có khả năng cải tạo đất tốt và lâu dài. Vì vậy trong quá trình sản xuất muốn đạt năng suất búp cao, ổn định và nhiệm vụ kinh tế dài cần coi trọng việc bón phân hữu cơ cho chè, ví dụm như: phân xanh, phân chuồng, cành lá chè sau khi đốn...

3. Các giai đoạn sinh trưởng của cây chè.

3.1 Giai đoạn phôi thai

     Kể từ lúc thụ phấn đến khi hạt chín trên cây mẹ hoặc từ khi mầm được phân hóa đến lúc tạo thành 1 cành giâm, đây là giai đoạn đầu tiên của cây chè, chủ yếu nằm ở vườn chè giống lấy hạt hoặc lấy cành. Quá trình này tầm khoảng từ 60-80 ngày.

3.2 Giai đoạn cành chè non

     Kể từ khi gieo hạt giâm cành đến khi ra hoa đầu tiên ( chè hạt 1-2 năm, chè giâm 3-6 tháng) hay từ khi cây có hoa lần đầu tiên cho tới khi cây có bộ khung tán ổn định và thành thục chức năng sinh lí( khoảng từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 năm sau khi trồng). Giai đoạn này cần yêu cầu chăm sóc tốt, đặc biệt khâu đốn hái tạo hình giúp cây có bộ tán rộng về sau.

3.3 Giai đoạn trưởng thành

     Từ khi cây có bộ khung tán ổn định đến khi chè già, trong cả thời kì kinh doanh dài đến 20-30 năm, cây chè rất sung sức có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, có khả năng cho năng suất và phẩm chất chè tốt nhất. Chính vì thế, cần chú ý các khâu kĩ thuật chăm sóc như: bón phân, tưới nước, ngắt hái, phòng trừ sâu bệnh... Kể từ khi cây chè thay tán cho tới khi cây tự chết. Trong giai đoạn này, mọi hoạt động như sinh trưởng của cây yếu dần, cành nhỏ, búp ít, ra hoa quả nhiều, cây có biểu hiện tàn lụi tán tự nhiên và chết dần. Thời kì này có thể dùng biện pháp đốn trẻ lại để cải thiện tuổi thọ cho cây cũng có hiệu quả tốt.

4. Nhu cầu nước của cây chè

     Vì sản phẩm thu hoạch là búp và lá non nên nhu cầu dùng nước ở chè rất cao và thường xuyên trong năm. Hàm lượng nước chứa trong các bộ phận của cây như sau: Rễ hút: 54,5%; cành non: 75%; cành già: 48%, hàm lượng nước trong búp chè và nhu cầu nước thay đổi theo giống, mùa vụ và thời tiết.

     Nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đầy đủ nước cây chè sinh trưởng rất tốt, lá to mềm, nhiều búp non.

     Nhu cầu nước của chè trong vườn ươm là không cao, tuy nhiên vẫn cần tưới nước thường xuyên. Từ giai đoạn cây non đến cây trưởng thành thì nhu cầu nước cũng tăng lên.

tưới phun mưa cây chè

5. Phạm vi độ ẩm thích hợp

Búp che liên tục được thu hoạch trong năm, chính vì vậy mà chè đã lấy nhiều lượng nước trong đất. Trong suốt thời gian sinh trưởng của cây chè, cây yêu cầu độ ẩm thích hợp là 80-85% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Khi đất thiếu ẩm, cây sẽ kém phát triển dẫn đến sự sinh trưởng của búp kém theo, lá sẽ không non mà trở nên dày và cứng, ra nhiều búp mù cũng như phẩm chất kém.

6. Chế độ tưới nước cho cây chè    

     Tưới nước là một biện pháp tăng sản lượng và phẩm chất rất quan trọng đối với chè (tăng năng suất 30-40%). Ở những tháng không mưa cần tưới 2-3 lần, lượng nước tưới cho mỗi lần là 20-30mm( 200-300m3/ha) để đảm bảo bảo độ ẩm đất 70-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Còn khi thời tiết khô nóng kéo dài thì phải tăng số lần tưới trong tháng và mức tưới có thể nhỏ hơn.

7. Phương pháp tưới cho cây chè

     Phương pháp phổ biến ở Việt Nam chủ yếu là tưới gốc và tưới rãnh, ngoài ra còn có hình thức tưới phun mưatưới nhỏ giọt hình thức trải theo luống chè công nghệ Israel.

+ Đối với hình thức tưới phun mưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam từ xưa đến nay bằng việc sử dụng các thiết bị tưới như: Béc tưới cánh đập đài loan, Béc tưới Ducar thổ nhĩ kỳ...

tưới phun mưa cây chè

+ Đối với tưới nhỏ giọt được áp dụng cho những vùng có khan hiếm về nguồn nước, thiếu thốn về nhân lực. Hình thức nhỏ giọt là trải theo luống của hàng chè được áp dụng theo mô hình tưới nhỏ giọt công nghệ israel. Đây là mô hình sau này ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ áp dụng phổ biến, bởi vì hình thức tưới nhỏ giọt ngày càng thể hiện được những lợi ích tưới nhỏ giọt mang lại.

8. Điều chỉnh tưới nước cho cây chè

     Tưới cả tháng mùa xuân sau khi đốn chè nếu lượng mưa dưới 100mm/tháng. Cần phải tưới nước ở thời kì chè non và chè trưởng thành nếu bị hạn thiếu nước, nếu lượng mưa đạt trên 20mm thì coi như 1 lần tưới.

9. Biện pháp giữ ẩm cho cây chè

     Việc giữ ẩm cho cây chè là một công việc rất quan trọng, ngoài biện pháp tưới nước cần áp dụng các biện pháp trồng trọt tổng hợp như xới đất, cày đất, làm cỏ, mật độ cây và phương pháp trồng hợp lý, chọn giống chịu hạn, tủ đất, ủ đất... để thỏa mãn nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhằm mục đích tăng phẩm chất của chè.

     Sau khi cày bừa vụ đông xuân khô hạn, tủ gốc hay phủ rác lên toàn bộ diện tích chè kết hợp với tưới nước để tạo ẩm và giữ độ ẩm cho cây là vô cùng cần thiết để giảm lượng tưới. Biện pháp này tăng năng suất chè lên tới 35-50%.

10. Tiêu thoát nước cho cây chè

     Chè không chịu được ngập úng dù chỉ trong thời gian ngắn, nước ứ đọng sẽ làm cho rễ bị ngạt dẫn đến cây chết. Do vậy khi mưa lớn, nước mưa sẽ ứ đọng lại trên rãnh rất nhiều, khi đó cần làm tiêu thoát nước trong rãnh tránh gây ra hiện tượng ngấm nước vào rễ, chính vì thế trên lô trồng chè cần có xây dựng hệ thống tiêu thoát nước hợp lí là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Bình luận
  • avatar

    ngân
    .
    rất hữu ích!
Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!