Tưới tiêu nước cho cây đậu tương

Sự phát triển của cây đậu tương phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, đất đai, nhu cầu dinh dưỡng... Ngoài ra, còn phụ thuộc yếu tố quan trọng nhất là chế độ tướichế độ cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho cây đậu tương.

1.Yêu cầu điều kiện sinh thái.

1.1 Nhiệt độ.

     Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình sinh trưởng, phát triển và các quá trình sinh lý khác của cây đậu tương. Tùy theo độ chín muộn hay chín sớm của cây mà yêu cầu về nhiệt độ khác nhau. Tổng nhiệt độ yêu cầu của cây đậu tương là 1800-27000C. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây đậu tương. Nhiệt độ dưới giới hạn thấp nhất sẽ khiến cây ra quả ít và quả thì bị lép nhiều. Sau đây là bảng nhiệt độ yêu cầu các thời kì sinh trưởng phù hợp cho cây đậu tương.

Tưới tiêu nước cho cây đậu tương

Thời kỳ

Nhiệt độ thích hợp

nhất (độ C)

Nhiệt độ thấp nhất

( độ C)

Nhiệt độ cao nhất

( độ C)

Mọc 18 - 22 6 - 8 35
Sinh trưởng cành lá 20 - 23 8 - 10 35 - 37
Ra hoa 22 - 25 < 15 35
Hình thành quả hạt 21 - 23 < 15 35
Chín 19 - 20    

1.2 Lượng mưa.

     Lượng nước mưa là một yếu tố quan trọng với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thì cần một lượng mưa từ 350-400mm đến 600mm/vụ.

2.Đất đai.

     Đậu tương là một loại cây không kén loại đất để trồng, cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất sét, đất pha thịt, đất thịt, thịt pha cát, đất cát... Đất ít màu hơi chua vẫn có thể trồng được đậu tương, nhưng phải thoát nước, nhẹ, bón phân và vôi. Tuy nhiên trong trường hợp đất quá chua (độ pH= 4) hoặc quá kiềm (pH=9) thì cây sẽ chết.

nhu cầu tưới nước cho cây đậu tương

     Bộ rễ đậu tương ăn sâu, phát triển rộng và rất dễ bị úng. Chính vì vậy, đất nhẹ, tơi xốp, thoáng khí, tầng canh tác sâu, thoát nước ngầm sâu 0,8-1m, độ pH= 6-7 sẽ là loại đất trồng phù hợp nhất cho cây sinh trưởng và hình thành nốt sần( nốt sần có vai trò hút chất dinh dưỡng nuôi cây..).

3.Nhu cầu dinh dưỡng.  

     Cây đậu tương yêu cầu một lượng dinh dưỡng khá lớn, đặc biệt là trên những ruộng thâm canh. Nốt sần ở rễ đậu tương có tự hút được đạm tự do trong không khí nhưng chỉ đáp ứng được 50-70% nhu cầu của cây. Thời kì ra hoa kết quả, đậu tương rất cần đạm nên lượng đạm cần bón cho đậu tương phải đạt 50kg ure/ha.

     Trong quá trình sinh trưởng, đậu tương đặc biệt cần tới lân. Lân có tác dụng xúc tiến bộ rễ phát triển và hình thành nốt sần, các cơ quan sinh sản và hoa quả hạt. Khi được cung cấp đủ lượng lân yêu cầu, số lượng và trọng lượng nốt sần ở rễ sẽ tăng lên, quả và hạt sẽ chắc hơn và tăng trọng lượng hạt. Lượng lân bón trung bình từ 150-300kg supe lân/ha. Trong trường hợp đất chua có độ pH<5,5 bón phân lân nung chảy.

4. Các thời kì sinh trưởng và phạm vi độ ẩm đất thích hợp.

4.1 Thời kì nảy mầm và mọc.

     Kể từ khi cây được gieo hạt cho tới khi cây có lá tử diệp. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì thời gian của thời kì này từ 5-7 ngày và đây là thời kì quan trọng của cây đậu tương bởi vì nó quyết định cho sự sinh trưởng và phát triển của cây về sau. Phạm vi độ ẩm thích hợp là 70-85% độ ẩm tối đa đồng ruộng, ở thời kì mọc khô, hạn có hại hơn là đất ẩm ướt.

4.2 Thời kì cây non.

     Được tính từ khi cây mọc đến lúc ra hoa đầu tiên. Thời kì này có khả năng chịu hạn tốt và cũng là thời kì quyết định kích thước cuối cùng của cây và tổng số hoa trên cây. Độ ẩm thích hợp để cây sinh trưởng cân đối là 60-65% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Đất bị hạn và úng nước sẽ đều làm cho tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại.

thời kỳ sinh trưởng của cây đậu tương

4.3 Thời kì nảy hoa.

     Thời kì nảy hoa của cây đậu tương khoảng từ 3-4 tuần hoặc có thể lên tới 6 tuần, đây là thời kì quan trọng vì sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất. Không giống với những loại cây khác, trong quá trình nở hoa thân, cành, lá và rễ vẫn tiếp tục phát triển mạnh vì thời kì này cây tiêu thụ rất nhiều nước và chất dinh dưỡng, cần cung cấp đầy đủ nước và phân bón cho cây. Độ ẩm 60-65% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

4.4 Thời kì hình thành quả và làm hạt.

     Giữa thời kì nở hoa và hình thành quả và hạt không có ranh giới rõ ràng, thường thấy đồng thời cả nụ, hoa, quả trên cùng cây hoặc cùng một đốt hoa. Quả bắt đầu được hình thành sau khi nở từ 5-7 ngày. Tốc độ tích lũy chất khô của hạt tăng nhanh cho tới khi hạt chặt. Độ ẩm thích hợp từ 60-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Nếu hạn( độ ẩm đất dưới 60%) hoặc úng nước( độ ẩm đất trên 90%) đậu tương sẽ bị rụng hoa và quả nhiều.

4.5 Thời kì chín.

      Đây là thời kì chín sinh lý, cây đậu tương chịu sự ảnh hưởng nhiều của khí hậu, hàm lượng nước trong quả giảm dần, hàm lượng chất khô tích lũy trong quả hạt gần đạt đến tối đa.

5. Nhu cầu nước của đậu tương.

     Tùy vào điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt và khả năng sinh trưởng mà nhu cầu nước của cây đậu tương cũng sẽ thay đổi. Để đạt năng suất cao, nhu cầu nước của cây đậu tương trong suất quá trình sinh trưởng là 450-700mm. Để tạo ra 1gam chất khô, đậu tương phải tiêu thụ từ 600-1000gam nước. Vào thời kỳ hình thành quả và phát triển quả hạt nhu cầu cần nước của cây đậu tương là lớn nhất.

 6. Cung cấp nước và năng suất của đậu tương.   

     Việc đáp ứng nhu cầu nước cho cây qua từng thời kỳ sinh trưởng và năng suất của cây đậu tương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những ngày có nhiệt độ cao và gió khô làm cây héo tạm thời, làm giảm hoạt động đồng hóa và ảnh hưởng đến năng suất hạt. Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất như: chiều cao cây, số đốt, đường kính thân, số hoa, tỉ lệ đậu quả, số hạt, trọng lượng hạt đều có tương quan thuận với độ ẩm đất. Sự cung cấp nước cho lá đảm bảo cho sức căng của tế bào là một nhân tố quan trọng đảm bảo tốc độ tăng diện tích lá. Hệ số diện tích lá hầu như tỉ lệ thuận với tốc độ sinh trưởng của cây, do vậy khô hạn làm giảm diện tích lá và ảnh hưởng trực tiếp sự sinh trưởng và phát triển của cây.

tưới phun mưa cây đậu tương

     Hạn xảy ra vào thời kỳ hình thành và phát triển quả, hạt sẽ làm giảm năng suất lớn nhất. Hạn vào thời kỳ ra hoa và quả bắt đầu phát triển gây rụng hoa và rụng quả nhiều.

     Hạn vào thời kỳ quả lớn, năng suất giảm chính là do trọng lượng hạt thấp( hạt lép nhiều). Hạn xảy ra trong một thời gian ngắn vào thời kỳ ra hoa tuy có rụng nhiều nhưng không ảnh hưởng đến năng suất, nếu sau đó được tưới nước kịp thời thì trên những đốt hoa kế tiếp sẽ tiếp tục ra hoa, đậu quả.

7. Sự hút nước của cây đậu tương.     

     Sự phát triển của rễ nhanh và sâu vào đất tùy thuộc vào độ ẩm đất, mực nước ngầm. Vào thời kỳ sau khi nở hoa, rễ sẽ sinh trưởng nhanh nhất và rễ chính có thể ăn sâu tới 1,5m. Cây đậu tương có thể hút được tất cả lượng nước sẵn có trong đất tới dộ sâu 1,8m. Nếu tầng canh tác mỏng thì rễ chính sẽ ăn nông, nhưng các rễ bên rất phát triển. Nếu đậu tương trồng trên đất nặng, hệ rễ không có chiều hướng ăn sâu, thậm chí các lớp đất có độ chặt trung bình. Phần chính hệ rễ đậu tương phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0-0,6m hoặc thậm chí ở độ sâu 0,3m khi có độ ẩm tương đối đầy đủ, nhưng ở thời kỳ ra hoa, kết quả và làm hạt rễ vẫn hút nước ở tầng đất sâu hơn. Ở điều kiện bình thường đậu tương có thể hút 100% lượng nước trong đất khi rễ ở vị trí sâu 0,6-1,3m.

tưới nhỏ giọt đậu tương

8. Chế độ tưới cho cây đậu tương.     

     Khi độ ẩm giảm xuống 50-65% độ ẩm tối đa đồng ruộng thì tiến hành tưới nước cho cây. Nên tưới ở thời kỳ nảy mầm và mọc để hạt nhanh mọc đồng thời đảm bảo mật độ cây trên đơn vị diện tích.

     Thời kì ra hoa nảy hạt là thời kỳ nhạy cảm nhất đối với nước của cây đậu tương, ở thời kỳ này, nếu tưới nước năng suất cây đậu tương tăng lên đáng kể. Thường tưới nước vào cuối thời kỳ ra hoa khi hạt trong quả hình thành và bắt đầu lớn.

     Trong điều kiện hạn chế về nguồn nước tưới thì nên mở rộng diện tích tưới sẽ đạt được sản lượng cao hơn là đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước cho cây mà chỉ tưới được diện tích nhỏ. Tuy nhiên phải cung cấp đầy đủ nước cho cây thời kỳ mọc và hình thành quả hạt.

9. Phương pháp tưới nước cho cây đậu tương.

  Tưới nước trước khi gieo hạt theo phương pháp ngâm ruộng. Tưới sau khi gieo và tời kỳ ra hoa kết quả và hạt thường áp dụng phương pháp tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa. Tưới ngập 1/3 đến 2/3 rãnh tưới để nước đủ ngấm vào luống gieo hạn hoặc tưới tràn qua vạt đậu( luống to) rồi rút nước khi đất đủ ấm và khá váng.

tưới nhỏ giọt cây đậu tương

10. Điều chỉnh tưới cho cây đậu tương.

     Trước khi tưới nếu có mưa thì điều chỉnh số lần tưới và lượng nước tưới như sau: Nếu mưa dưới 10mm phải tưới đầy đủ mức tưới. Nếu mưa khoảng 20mm thì coi như một lần tưới.

     Điều kiện hạn chế về nước tưới thì tưới 2 lần quan trọng vào thời kỳ mọc và thời kỳ hình thành quả và hạt.

11. Tiêu nước cho đậu tương.

     Sau khi mưa to phải tiêu nước không để nước trong ruộng quá 24h. Nếu ngâm nước lâu hoa qua sẽ rụng nhiều và cây vàng héo.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!