Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia năm 2018 khu vực miền Bắc chịu ảnh hưởng từ 10 – 13 đợt nắng nóng (3 – 4 đợt gay gắt).
Khả năng mùa mưa năm nay diễn biến phức tạp, dự kiến lượng mưa thấp hơn cùng kỳ nhiều năm. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch SX vụ mùa.
Vụ mùa năm nay toàn tỉnh Thanh Hóa tiến hành gieo cấy nhiều ha nông nghiệp, riêng cây lúa đạt trên 123.000ha. Theo nhận định chung, diện tích có khả năng thiếu nước, xảy ra hạn đầu vụ dao động từ 14.419 - 22.819ha. Trong đó, vùng đồng bằng ven biển và vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn chiếm 7.200 – 9.000ha. Tương tự là các huyện đồng bằng, trung du thường dùng nước tưới trên các triền sông Mã, Chu, Bưởi, Cầu Chày (7.000 – 9.200ha)…
Ông Mai Nhữ Thắng, PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết, Sở đã chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành theo dõi chặt chẽ nguồn nước để cân đối khả năng của từng công trình, từ đó bố trí lịch thời vụ phù hợp, kết hợp chuyển đổi cây trồng. Về giải pháp, đối với những vùng không đủ nguồn nước cho suốt mùa vụ thì kiên quyết không cấy cưỡng mà chuyển đổi sang cây trồng cạn hoặc dừng hẳn canh tác, đặc biệt là diện tích 3.219ha thuộc khu tưới của 121 hồ có mực nước thấp.
Song song đó, các đơn vị phải triển khai kế hoạch đóng, mở cống ở cửa sông, biển hợp lý để ngăn mặn, giữ ngọt, đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng, nhất là các trạm bơm Cống Phủ, Châu Lộc, Đại Lộc và hệ thống Đông Kênh De.
Công tác phòng, chống ngập úng cũng được chú trọng tối đa. Theo nhận định, vụ mùa 2018 trên địa bàn tỉnh có trên dưới 8.000ha diện tích cây trồng nhiều khả năng bị ngập, tập trung tại các huyện Tĩnh Gia (913ha), Yên Định (1.141ha), Hà Trung (1.635ha), Nông Cống (1.230ha), Thọ Xuân (1.044ha)…
Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra đánh giá chất lượng công trình trước lũ và sau lũ để xây dựng phương án PCLB và xây dựng kế hoạch tu sửa, nạo vét...
Hiện trên địa bàn huyện miền núi Như Thanh có 170 công trình thủy lợi do huyện quản lý. Đa số các công trình được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, đắp bằng đất, mặt cắt đập bé; mái thượng và hạ lưu bị sạt lở nghiêm trọng; tràn xả lũ là tràn đất, không đủ bề rộng thoát lũ; cống lấy nước bị lùng mang và không có cửa van vận hành; nhiều hồ bị bồi lắng mất khả năng tích nước. Thời gian qua, địa phương có nhiều nỗ lực trong công tác đầu tư, đã tiến hành nâng cấp, cải tạo được 23 hồ chứa, riêng năm 2018 đang thi công 5 hồ, tiến độ đạt từ 40 - 60%.
Để đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ, huyện Như Thanh đề xuất tỉnh hỗ trợ kinh phí, đầu tư sửa chữa khẩn cấp đập tràn và một số hạng mục của hồ chứa nước Chẩm Khê, xã Yên Thọ; hồ chứa nước Xuân Lai 1, Xuân Lai 2 tại xã Hải Vân; hồ chứa nước Năng Nháp, xã Thanh Tân.
Sau buổi kiểm tra cùng đoàn vào đầu tháng 6/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng nhấn mạnh, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong PCTT và TKCN của huyện Như Thanh là phải đảm bảo an toàn hồ đập thông qua việc rà soát, xây dựng và kiểm tra các phương án.
Đối với 5 hồ đập đang được cải tạo, nâng cấp, ông Xứng yêu cầu chủ đầu tư quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu tập trung nhân lực, phương tiện sớm hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả kiểm tra thực tế và ý kiến đề xuất của các ngành, ông Nguyễn Đình Xứng thống nhất đưa đập tràn hồ Chẩm Khê vào hạng mục xử lý khẩn cấp.
Rà soát tổng thể, hiện toàn tỉnh có 610 hồ chứa. Tính đến tháng 6/2018 chỉ 228 hồ được sửa chữa nâng cấp, 23 hồ khác đang tiến hành duy tu, bảo dưỡng. Do kinh phí hạn hẹp, hiện 359 hồ chưa được nâng cấp, sửa chữa, trong số này 124 hồ không đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ 2018.
CÁC TỈNH MIỀN BẮC CHỦ ĐỘNG TƯỚI TIÊU TRONG ĐỢT NẮNG NÓNG KỈ LỤC NĂM 2018.
Bên cạnh các phương án tích nước dự trữ trong mùa nắng nóng kéo dài thì việc chọn ra phương pháp tưới tiêu cho cây như thế nào là thuận tiện và tiết kiệm nhất cũng được quan tâm. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tiễn thì cho thấy hình thức tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa tự động được đưa về từ israel là phương pháp khả thi nhất. Tưới nhỏ giọt với nhiều ưu điểm phù hợp với nhu cầu của người nông dân Việt Nam
1. Ưu điểm tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa tại gốc:
– Tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất nông nghiệp canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, quang hợp.. cho cây trồng.
– Tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa cung cấp một cách đều đặn lượng nước tưới cần thiết nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước tưới và trong đất, khắc phục hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất trên đồng ruộng.
– Tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa tiết kiệm nước đến mức tối đa, giảm đến mức tối thiểu các tổn thất lượng nước tưới do bốc hơi, thấm…
– Tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa không gây ra hiện tượng xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất.
– Tưới nhỏ giọt đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa nông nghiệp ở khâu nước tưới. Tưới nhỏ giọt tạo điều kiện cho cơ giới hóa, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu như phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp với tưới nước.
– Tưới nhỏ giọt phụ thuộc rất ít vào các yếu tố thiên nhiên như độ đốc của địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm nông hay sâu, ảnh hưởng của sức gió… Tưới nhỏ giọt phù hợp với mọi địa hình nông nghiệp Việt Nam
– Tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp, lưu lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng, giãm chi phí vận hành.
– Tưới nhỏ giọt góp phần ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh vì lượng nước chỉ cung cấp làm ẩm gốc cây.
– Tưới nhỏ giọt cung cấp nước thường xuyên, duy trì chế độ ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng công nghiệp, cây trồng công nghiệp. Nhờ đó, cây sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.
Mọi thắc mắc cần giải đáp và tư vấn thiết kế xin liên hệ:
Website: www.tuoinongnghiepvn.com
Gmail:info.tuoinongnghiep@gmail.com
Hotline: 0962.350.704--0914.227.092
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!