Ở bài viết trước là hướng dẫn lắp đặt bộ trung tâm, tiếp theo là lắp đặt mạng lưới đường ống cái và ống nhánh trong hệ thống tưới. Đường ống chính dùng để tải nước tưới đến từng khu tưới và cho cả vùng tưới, do đó, ta phải tính toán được chiều dài và đường kính ống phù hợp và cả áp lực để chọn loại ống phù hợp (lớn quá sinh thừa - tốn tiền vô ích, ống nhỏ quá không cung cấp đủ nước cho khu tưới, ống dởm quá sẽ bị xé vỡ -> tốn kém...).
Cách đi đường ống cái và ống nhánh PE hợp lý?
Đi đường ống cái PVC và ống Nhánh PE hiệu quả và hợp lý
Ngoài ra, ta cần tính vị trí lắp đặt đường ống chính và chuyển họa nó lên bản vẽ.Thông thường nếu khu tưới có địa hình thấp dần thì ta bố trí đường ống chính đi theo cạnh có cao độ lớn nhất của khu tưới, nhờ đó khi xả nước ra khỏi đường ống chính, nước sẽ có khuynh hướng chảy từ nơi cao đến nơi thấp - > có lợi về năng lượng.
Nếu đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng nhô cao ở giữa đồng đất thì nên bố trí đường ống chạy dọc theo các đỉnh cao xuyên qua đồng đất để chia nước tưới về hai phía.
Một đường ống chính sẽ có nhiều đường ống nhánh mỗi đường ống nhánh xuất phát từ đường ống chính mang nước tưới cho 1 vùng diện tích trong khu tưới. Trong thiết kế, ta cần phân bổ vùng tưới của các đường ống nhánh gần bằng nhau để có đường ống nhánh tương đối đồng đều về đường kính.
Đường ống thứ cấp là đường ống đi xuyên qua sát hàng cây, mang nước tưới đến cho các cây trồng có trong hàng. Các thông số cần tính toán đối với đường ống nhánh cũng là xác định chiều dài đường ống và đường kính ống.
Xác định mạng lưới đường ống nhánh PE phù hợp?
Ống nhánh thường được sử dụng trong hệ thống tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc là ống mềm PE cỡ 20mm, 16mm (tùy chiều dài của mỗi hàng cây, tổng lưu lượng tưới của mỗi hàng để quyết định chọn cỡ ống).
- Lưu lượng < 1.3 m3/h nên sử dụng ống 16mm
- Lưu lượng < 2.0 m3/h nên sử dụng ống 20mm.
Hướng dẫn lắp đặt mạng lưới đường ống cái và ống nhánh PE.
Bước 1: Lắp đặt đường ống nước chính (ống uPVC, HDPE) có thể đi dọc biên hoặc đi giữa trung tâm vườn để chia thành nhiều khu tưới có kích thước nhỏ.
Mô tả hình ảnh cách đi đường ống cái và ống nhánh cho mỗi vị trí
- Ống này có thể đi âm xuống đất để đảm bảo tuổi thọ cao và không gây trở ngại trong quá trình canh tác.
- Trường hợp ống đi nổi lên chọn loại ống HDPE để đảm bảo độ bền cao.
Hình ảnh mô tả hướng đi của ống PVC 60MM
Bước 2: Ống nhánh PE có thể rải dọc theo từng hàng cây hoặc đi giữa 2 hàng cây.
- Trường hợp khoảng cách giữa các hàng cây xa nhau (thường trên 5m), hoặc mỗi hàng cây khá dài thì nên đi một hàng ống PE cho một hàng cây.
- Ngược lại, khoảng cách giữa hai hàng cây gần nhau, hoặc chiều dài mỗi hàng không quá lớn thì có thể đi ống nhánh giữa hai hàng cây, để tiết kiệm chi phí.
Bước 3: Gắn ống nhánh PE với ống chính uPVC thông qua thiết bị khởi thủy.
- Khoan lỗ trên ống PVC (lưu ý chọn cỡ mũi khoan).
- Nhét roăng cao su vào miệng lỗ trên ống PVC vừa khoan.
- Nhét một đầu mũi nhọn của khởi thủy vào miếng roăng cao su (sử dụng nước rửa chén hoặc chất bôi trơn)
- Đầu còn lại nối với ống PE.
Nên xác định chính xác vị trí khoan trên đường ống cái để gắn khởi thủy vào ống nhánh hợp lý
Lưu ý: Xả nước vệ sinh đường ống trước khi đi vào vận hành hệ thống tưới.
Bài viết tiếp theo: HD lắp đặt dây nhỏ giọt cuốn quanh gốc
Địa điểm cung cấp hệ thống Ống PE tại Hà Nội Uy tín!
💁 LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI: quý bà con và các bạn quan tâm tới sản phẩm tưới tự động hoặc máy bơm có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
💁Website:www.tuoinongnghiepvn.com
💁 Gmail: info.tuoinongnghiep@gmail.com
💁 Hotline: 0962.350.704( nhân viên kỹ thuật)
💁 Địa chỉ: 120- Bưởi-Ngọc Khánh- Ba Đình- Hà Nội
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!