Trái quýt có hình cầu dẹp ở hai đầu, đỉnh và đáy trái lõm, có từ 6-10 múi, mỗi múi có từ 0-4 hạt, vỏ có quả màu hồng đặc trưng rất đẹp và không có lớp vỏ trắng xốp.
Mặt ngoài vỏ có lớp sừng chứa nhiều túi tinh dầu.
Kĩ thuật trồng cây quýt đường
Trái dùng để ăn tươi, vắt lấy nước là thức uống rất bổ ích đặc biệt là người bệnh người có sức khoẻ suy nhược, đặc trưng của trái vào dịp Tết nguyên đán trái quýt còn được bày trên mâm ngũ quả.
Vỏ được dùng làm thuốc, làm mứt.
Trồng nhiều ở các vùng trên Việt Nam.
Tác dụng của quýt: Dưỡng chất trong quýt rất phong phú, trong 100 g quýt, So với trái lê hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần , hàm lượng canxi gấp 5 lần, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần.
Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống sự phát triển của các loại u bướu.
Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính.
Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu.
Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.
Kỹ thuật trồng quýt đường:
Đặc điểm của quýt đường: Quýt đường có dạng trái tròn,vỏ mỏng, màu xanh đến xanh vàng, dễ bóc vỏ, thịt trái màu cam ngọt đậm, số hạt trên trái nhiều.
Trọng lượng trái trung bình 150-200g/trái. Quýt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng,…thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối.
Quýt thu xong cần bảo quản kỹ để nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.
Kỹ thuật chăm sóc cây quýt đường:
Mật độ: Khoảng cách và mật độ trồng: 6 x 5 m hoặc 5 x 4 m.
Đất trồng: Cày đất sâu 40 – 45 cm, đào hố rộng 60 – 80 cm, sâu 60 cm; phơi ải hố 20 – 25 ngày.
Bón lót 30 – 50 kg phân chuồng hoai + 250 – 300g supe lân + 200 – 250 g kali sunfat + 1 kg vôi bột/ hố.
Trộn đều phân với đất mặt để lấp hố.
Dùng cuốc moi đất chính giữa hố vừa lớn hơn bầu cây con.
Trồng xong tủ gốc, tưới 30 – 40 lít nước/gốc.
Tưới nước: Tưới nước 3 – 5 ngày một lần một lần trong tháng đầu tiên.
Tưới nước là cần thiết, đặc biệt vào mùa khô. Với hình thức tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc
Luôn cần độ ẩm đất ổn định.
Bón phân: Cây quýt cần rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là thời kì cây ra đọt non, ra hoa kết trái.
Muốn cây cho trái năng suất cao, phẩm chất ngon thì phải cung cấp đầy đủ và hợp lí dinh dưỡng cho cây, tuỳ theo đất tốt hay xấu, giống và tình trạng sinh trưởng của cây mà quyết định bón phân sao cho thích hợp, cân đối.
Cần cung cấp đầy đủ phân đạm, lân, kali, bổ xung thêm phân hữu cơ và vi lượng cây để sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
Tỉa cành: Khi cây hồi phục sau trồng, cắt ngọn để cây chỉ cao 30 – 40 cm, để 6-8 mầm khoẻ cách nhau 7 – 10 cm từ mầm nẩy ra từ gốc ghép.
Quýt ra hoa trên cành non mới sinh nên cần đốn bỏ cành già, cành bệnh để kích thích cây ra cành mới.
Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%.
Sâu nhớt: xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.
Nhện đỏ có mặt vào mùa Đông và Xuân nên Phun Wofatox 0,1 – 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.
Nhện trắng: phòng bằng cách Vệ sinh vườn mùa Đông, phun Wofatox 0,1 – 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.
Sâu đục cành xuất hiệntừ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to.
Chúc bà con có vụ mùa bội thu !
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!